Cờ vua một môn thể thao trí tuệ cho trẻ

Đối với các bậc phụ huynh, triết lý “Mọi việc cần đúng thời điểm” thực sự hiện hữu ở mọi phương diện: từ công việc kinh doanh, làm thuê, đầu tư đến tìm kiếm đối tác chung sống suốt đời. Và khi 1 gia đình được lập nên, những đứa trẻ được ra đời thì các Bố mẹ vĩ đại thường tự hỏi ““Đây có là lựa chọn tốt cho con mình chưa?”
Ở độ tuổi 04 -15 tuổi, não bộ cùng các thói quen, tính cách của Trẻ phát triển mạnh mẽ. Và khoa học đã minh chứng việc chơi Cờ ở Trẻ nhỏ mang lại những giá trị to lớn ấy – 1 cách tự nhiên và nhẹ nhàng như 1 môn chơi trí tuệ.
Các phân tích dưới đây sẽ giúp Ba mẹ hiểu rõ hơn về điều đó. Giữa muôn vàn đồ chơi và thú vui khác mà bé có thể tiếp xúc, Ba mẹ hãy định hướng để Con có cơ hội chơi với Cờ 1 cách tự nhiên nhất.
1. SỰ TẬP TRUNG:
Trẻ được dạy về tác dụng của việc quan sát cẩn thận và tập trung khi chơi cờ. Bởi nếu trẻ không quan sát được điều gì đang xảy ra thì dù rất thông minh các em cũng không thể phản ứng một cách nhanh nhẹn với những tình huống đó.
2. TƯ DUY LOGIC:
Trẻ luôn được khuyến khích để tưởng tượng về kết quả của
mỗi nước đi trước khi nó diễn ra. Trẻ nhỏ rèn luyện khả năng hình dung bằng cách tưởng tượng nước đi của các quân trong đầu, đầu tiên là một nước, sau đó là một vài nước và cứ thế tăng lên.
3. TRÍ TƯỞNG TƯỢNG:
Trẻ được dạy cách tư duy suy xét từ các chi tiết nhỏ, sau đó hình dung bức tranh toàn cảnh trong mỗi ván cờ. Qua đó, Trẻ học được cách sử dụng giải pháp của tình huống này áp dụng và sáng tạo cho các tình huống tương tự khác.
4. KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Những vấn đề vấp phải trong cuộc sống mai này cũng giống như những tình thế Trẻ đối mặt trên bàn cờ. Học cách xác định vấn đề và sau đó giải quyết với phương án tốt nhất giúp trẻ tích lũy những kỹ năng thiết thực.
5. KHẢ NĂNG ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG:
Trẻ khi học Cờ vua sẽ được dạy rằng các em chưa nên làm theo những điều đầu tiên đến trong suy nghĩ. Các em được học cách đưa ra hàng loạt các giải pháp cho cùng một vấn đề và cân nhắc lợi hại của những giải pháp đó và chọn cho mình một phương án tối ưu nhất để thực hiện.
6. KHẢ NĂNG PHÂN TÍCH:
Trẻ sẽ học cách đánh giá kết quả của những hành động và sự việc cụ thể. Liệu rằng nước đi này sẽ có lợi hay không có lợi với mình? Nếu lợi thì lợi thế nào, đối phương sẽ ngăn chặn ra sao?…Các quyết định sau đó của Trẻ sẽ tốt hơn trên nền phân tích và lập luận vững chắc.
7. KHẢ NĂNG LẬP KẾ HOẠCH:
Trẻ nhỏ khi học cờ được rèn luyện để đưa ra các mục tiêu dài hạn và học cách tiến hành các bước để đạt được mục tiêu của mình. Bên cạnh đó, Trẻ cũng đã được học cách phân tích, đánh giá từ đó tự tin lập lại kế hoạch khi tình huống thay đổi.
8. KHẢ NĂNG CÂN NHẮC ĐỒNG THỜI NHIỀU VẤN ĐỀ:
Trẻ được hướng dẫn cách để hạn chế suy nghĩ quá nhiều vào một vấn đề mà bên cạnh đó học cách có thể cân nhắc nhiều vấn đề cùng một lúc.
9. KHẢ NĂNG SÁNG TẠO:
Khi học cờ, trẻ học cách đưa ra các giải pháp theo tính chất thiên biến vạn hóa của từng ván cờ, thay vì áp dụng một cách cứng nhắc theo các quy tắc.
10. TÍNH KỶ LUẬT:
Những quy tắc trong khi chơi cờ sẽ rèn luyện cho trẻ tính kỷ luật cao. Ví dụ như khi chơi cờ, trẻ phải đợi đến lượt của mình mới được phép di chuyển quân.
Rate this post